Tiêu đề

Vừa ra khỏi ca trực đêm kéo dài 10 tiếng đồng hồ, 

rất mệt nhưng bác sĩ Sáng vẫn nán lại, 

bởi: “Tôi muốn những câu chuyện của chúng tôi, 

của các phòng ICU được nhiều người biết, 

để mọi người hiểu rằng bệnh này thật sự đáng sợ, 

nạn dịch này thật sự đe dọa không chỉ bản thân chúng ta mà cả nước chúng ta, 
nó phải được chấm dứt theo cách nào đó, bắt đầu từ ý thức của mỗi người...”.
Trung tâm Hồi sức tích cực của ĐH Y dược TP.HCM (đang đặt tại Bệnh viện quốc tế City, quận Bình Tân, TP.HCM) được bác sĩ Lê Minh Khôi đặt tên là Trung tâm Lam Sơn, từng phân khu mang những cái tên đặc biệt: Bạch Đằng, Hồng Hà, Cửu Long, Hương Giang, Thu Bồn, Lâm Viên.
Đầy cảm xúc, đầy lịch sử, văn hóa, đầy tự hào, tự tin và đầy hy vọng. "Cũng mang cả tác dụng giảm stress nữa" - bác sĩ Trần Xuân Sáng nói khi gặp chúng tôi đứng tần ngần đọc tên ở cổng bảo vệ. 
Tác dụng này thì tôi biết rồi, khi đọc những dòng bác sĩ Khôi viết: "Hôm nay, Cửu Long, Hồng Hà tràn bờ", hẳn nhiên dễ chịu hơn nhiều so với thông báo: "Khu thở máy xâm lấn đã kín giường". Nhưng sự "stress" của các bác sĩ thì tôi chưa thể hình dung được.




Ám ảnh không quên Niềm vui không so sánh
"Tôi đã ra trường, làm việc 8 năm và sau này sẽ còn nhiều năm nữa, nhưng có lẽ những tháng ngày này là khốc liệt nhất, không bao giờ quên trong đời. Một ca trực 8 - 10 tiếng căng thẳng, mệt nhoài, về vẫn còn họp nhóm, hội chẩn, vậy nhưng rất nhiều đêm, nhiều ngày, rã rời nằm xuống giường mà trằn trọc không ngủ được. "Bây giờ, ở các trung tâm hồi sức tích cực, số ca xuất viện đã nhiều hơn ca tử vong, trong mỗi ca trực đã có niềm vui trở lại. Tôi không sợ quá lời mà nói rằng: Bệnh nhân xuất viện vui một, nhưng nhân viên y tế còn vui gấp hai, ba lần, bởi bản thân người bệnh không biết họ đã ở gần cái chết đến thế nào bằng bác sĩ.
"Tôi đã ra trường, làm việc 8 năm và sau này sẽ còn nhiều năm nữa, nhưng có lẽ những tháng ngày này là khốc liệt nhất, không bao giờ quên trong đời. Một ca trực 8 - 10 tiếng căng thẳng, mệt nhoài, về vẫn còn họp nhóm, hội chẩn, vậy nhưng rất nhiều đêm, nhiều ngày, rã rời nằm xuống giường mà trằn trọc không ngủ được. "Bây giờ, ở các trung tâm hồi sức tích cực, số ca xuất viện đã nhiều hơn ca tử vong, trong mỗi ca trực đã có niềm vui trở lại. Tôi không sợ quá lời mà nói rằng: Bệnh nhân xuất viện vui một, nhưng nhân viên y tế còn vui gấp hai, ba lần, bởi bản thân người bệnh không biết họ đã ở gần cái chết đến thế nào bằng bác sĩ.

Post a Comment

Previous Post Next Post